1. Chọn nệm cao su có độ đàn hồi cao
Trong quá trình ngủ, cột sống là bộ phận chịu nhiều ảnh hưởng nhất của nệm. Nằm trên nệm quá mềm dễ khiến cột sống cong vẹo theo hình cung, dây chằng và khớp cột sống chịu sức nặng quá tải. Lâu ngày, nệm mềm có thể gây đau cột sống ở người già, người loãng xương, phụ nữ có thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển khung xương ở trẻ em.
Bên cạnh các yếu tố màu sắc, thời tiết, kích thước, chị em nên lưu ý chọn nệm có độ đàn hồi cao, không quá cứng, quá mềm và thay đổi uyển chuyển theo từng vận động của cơ thể. Nệm cao su có độ đàn hồi tốt nhất và duy trì được hơn 10 năm, sau đến đệm lò xo (độ đàn hồi tốt, độ bền tùy thuộc chất liệu); đệm bông ép, đệm mút (độ bền 3-5 năm); nệm nước, nệm hơi (quá mềm và độ bền thấp).
Nệm có chất liệu thiên nhiên cũng là gợi ý an toàn cho sức khỏe. So với các chất liệu khác, nệm cao su thiên nhiên tạo cảm giác thư thái khi ngủ và thân thiện với da do không chứa hóa chất độc hại gây kích ứng. Đặc tính đàn hồi của thành phần cao su tự nhiên còn tạo ra lực cân bằng phù hợp, giúp cột sống co giãn sinh lý bình thường. Một số loại như nệm cao su Liên Á còn phân chia nệm thành 5 khu vực theo chiều dọc, tương ứng với 5 vùng cơ thể (đầu, lưng, mông, đùi, chân), giúp cơ thể được thả lỏng khi ngủ.
2. Chọn nệm cao su tốt cho cột sống
Khi nằm ngủ cột sống là phần chịu ảnh hưởng của nệm nhiều nhất. Vì vậy, nếu bạn chọn một chiếc nệm quá mềm sẽ khiến lưng, cột sống bị võng xuống gây cong vẹo cột sống làm ảnh hưởng đến dây thần kinh, dây chằng gây ra đau lưng. Về lâu dài nếu cứ nằm những nệm quá mềm này có thể gây ra các vấn đề về cột sống. Đối với người già gây các bệnh về lưng, đối với trẻ em đang phát triển sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển gây cong vẹo cột sống.
Theo các chuyên gia về nệm cho rằng nệm bông ép hoặc nệm cao su là sản phẩm phù hợp nhất với người bị đau lưng. Cấu tạo của nệm bông ép khá chắc chắn. Nệm được ép cách nhiệt trong quá trình sản xuất từ những sợi bông thiên nhiên, mặt nệm phẳng phù hợp với người bị đau lưng. Nệm nằm không bị xẹp lún, ít đàn hồi, vì vậy người già không cảm thấy chóng mặt khi nằm trên nệm.
3. Đặt nệm cao su đúng chỗ
Nệm cần đặt trên bề mặt phẳng nhằm tránh biến dạng, tăng tuổi thọ sử dụng. Chị em có thể đặt nệm trên nền nhà khô ráo, sạch sẽ hoặc đặt trên khung giường chắc chắn, có gác giường không bị võng.
Nếu đặt trên giường, nệm cần nằm lọt lòng, cách mép giường và vách tưởng 1-2 cm. Tránh chèn ép nệm có kích thước lớn hơn khung giường. Đối với nệm cao su, nên đặt phần lỗ to hướng xuống dưới, phần lỗ nhỏ hướng lên trên. Ngoài ra, không nên đặt vật nặng, vật nhọn lên nệm.
4. Vệ sinh nệm cao su định kỳ
Việc vệ sinh nệm nên tiến hành 2-3 tháng một lần, nhằm khử mùi hôi, loại bỏ các vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh về hô hấp và da liễu. Bạn có thể sử dụng máy hút bụi để loại bỏ hết những bụi bẩn bám trên bề mặt đệm và mang đệm ra phơi dưới trời nắng để đệm luôn được khô thoáng, hạn chế khả năng phát triển của vi khuẩn.
Và bạn cần có phương pháp bảo quản đúng cách trong suốt quá trình sử dụng. Đối với nệm cao su thiên nhiên, cần tránh để nệm tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao (bàn ủi, máy sấy…) và không nên phơi nệm ra nắng để làm vệ sinh.
Trong trường hợp nệm bị ướt, bạn có thể dùng khăn khô để thấm nước, hong khô bằng quạt hoặc rắc một ít phấn em bé lên chỗ bị ướt để làm cho nệm mau khô hơn. Bên cạnh đó, các phụ kiện đi kèm nệm như mền, drap, gối… thường chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc và thậm chí cả bọ rận từ vật nuôi. Những loại chăn, drap có chất liệu cotton thường dễ bám bẩn do thấm hút mồ hôi tốt. Vì vậy cần giặt giũ thường xuyên mền, drap mỗi tuần một lần. Điều này sẽ góp phần duy trì vệ sinh của nệm và làm cho không gian nghỉ ngơi của bạn luôn được tinh tươm, thoáng sạch.
Nguồn: Noithatnem.vn